Phòng Điều Dưỡng

Bộ phận điều dưỡng: Đầu mối lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng trong Bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

1. Địa chỉ: Tầng 4, Nhà B (Khu nhà 4 tầng)
2. Nhân lực: Hiện nay phòng có 05 người, trong đó:  CN: 01, ĐDTH: 4.
3. Lãnh đạo: CN. Nguyễn Kim Oanh - Trưởng phòng.
4. Chức năng nhiệm vụ:
4.1. Bộ phận điều dưỡng:
  • Đầu mối lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng trong Bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
  • Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;
  • Đầu mối xây dựng các quy trình kỹ thuật chuyên môn, các quy định, hướng dẫn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của Bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
  • Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật y, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy trình, kỹ thuật chuyên môn;
  • Đầu mối tổng hợp nhu cầu, lập kế hoạch, xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức các khóa đào tạo. liên tục cho ĐD/HS/KTY và hộ lý của các khoa/ phòng trong Bệnh viện.
  • Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến; chủ động triển khai các hoạt động thực hành dựa vào bằng chứng trong công tác chăm sóc người bệnh của ĐD/HS/KTY
  • Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát, quản lý việc sử dụng, bảo quản theo quy định;
  • Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;
  • Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;khoa, phong trong bệnh viện góp ý xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo cho ĐD/KTV/HS và hộ lý
  • Phối hợp với phòng KHTH và các đơn vị tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất quá trình học thực hành tại bệnh viện của học viên ĐD/KTV/HS và hộ lý
  • Phối hợp với phòng KHTH và các đơn vị phân bổ hợp lý học viên thực hành tại các khoa, phòng trong Bệnh viện.
  • Phối hợp với TCCB thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho ĐD/KTV/HS Hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;
  • Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong Bệnh viện;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Giám đốc bệnh viện phân công.
4.2. Tổ Công tác xã hội
4.2.1. Chức năng (đối tượng phục vụ): 
  • Tổ CTXH có chức năng quản lý thống nhất và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Bệnh viện để tổ chức thực hiện các hoạt động CTXH trong quá trình khám chữa bệnh.
  • Đối tượng phục vụ:
    • Người bệnh - người nhà gọi chung là người bệnh (NB)
    • Nhân viên y tế,
    • Cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, nhà hảo tâm có nhu cầu từ thiện, trợ giúp về: tiền mặt, vật chất, tình cảm, chăm sóc hỗ trợ ….
    • Các cơ sở đào tạo nghề CTXH, đặc biệt là CTXH trong y tế
4.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
            Tổ CTXH khảo sát, xác định đối tượng cần hỗ trợ, xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị trong Bệnh viện để triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau: 
a). Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh
  • Tại khoa Khám bệnh: tham gia đón tiếp, giới thiệu, chỉ dẫn cho NB
  • Tại các đơn vị lâm sàng: Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả cho NB
  • Tư vấn về các chương trình chính sách an sinh XH và những hỗ trợ khẩn cấp khác nhằm đảm bảo an toàn, quyền lơi, nghĩa vụ chính đáng cho NB
  • Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động cho TNV công tác xã hội
b). Vận động, tìm nguồn lực, tiếp nhận tài trợ để hỗ trợ các BN mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn, cơ nhỡ cả về vật chất và tinh thần:
  • Xây dựng các quy trình, quy định trong vận động, tiếp nhận, trợ giúp, chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý, xã hội; miễn giảm viện phí, hỗ trợ phí sinh hoạt, phương tiện vận chuyển, đi lại, mai táng...cho NB có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa.
  • Xây dựng quy chế sử dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ đảm bảo sự công khai, minh bạch.
  • Kết nối, tạo điều kiện cho các cá nhân/nhóm/tổ chức thiện nguyện có nhu cầu được triển khai các hoạt động CTXH trong BV
c). Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục sức khỏe và pháp luật trong lĩnh vực y tế
  • Là đầu mối phối hợp với Phòng KHTH, phòng TCCB hỗ trợ các đơn vị trong BV thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế quy định phát ngôn và cung cấp thông tin của BV ban hành, ảnh, quy chế phát ngôn
  • Phối hợp với phòng Phòng Kế hoạch tổng hợp và bộ phận Công nghệ thông tin, tham gia duy trì hoạt động và quản trị trang tin điện tử của BV.
  • Hỗ trợ các đơn vị trong BV xây dựng kế hoạch và các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các Câu lạc bộ người bệnh, các sự kiện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội nghị, hội thảo… quảng bá, truyền thông về hình ảnh của BV với XH và cộng đồng theo quy định của BV.
  • Phối hợp với các cơ quan/tổ chức truyền thông của ngành y tế, của nhà nước cập nhật, phổ biến tới các đối tượng: NB, người nhà NB và NVYT về các chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành có liên quan đến công tác KCB, định hướng và phát triển dư luận theo chiều hướng tích cực, góp phần xây dựng và nâng cao mối quan hệ thầy thuốc – NB và người nhà NB.
  • Thông qua các kênh truyền thông, báo chí kết nối những đối tượng NB có hoàn cảnh khó khăn với các cá nhân, tổ chức từ thiện, thông qua đó, góp phần huy động nguồn lực để hỗ trợ NB và các hoạt động CTXH khác; gắn kết các tổ chức, nhóm tình nguyện viên tham gia CTXH trong BV
d). Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nghề CTXH/CTXH y tế:
  • Nâng cao nhận thức và kỹ năng của NVYT trong BV về CTXH/CTXH y tế;
  • Phối hợp, trợ giúp các đơn vị quan tâm đến việc phát triển nghề CTXH/CTXH y tế: tham gia hướng dẫn thực hành, đào tạo và huấn luyện sinh viên ngành CTXH của các trường đến thực tập tại BV.
  • Phối hợp với Viện Sức khỏe tâm thần, Ban Chăm sóc giảm nhẹ và các đơn vị chuyên môn trong BV, tổ chức tập huấn cho các cán bộ màng lưới CTXH và NVYT trong bệnh viện thực hiện các liệu pháp tâm lý, kỹ thuật hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ (palliative care) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực cho những BN mắc các bệnh mãn tính, hiểm nghèo.
e). Xây dựng màng lưới, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác CTXH trong BV:
  • Quản lý, đào tạo và sử dụng hiệu quả các nhóm tình nguyện viên trong phối hợp các hoạt động CTXH tại BV
f). Tổ chức các hoạt động CTXH tại cộng đồng:
  • Khám bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà từ thiện tại cộng đồng.
Ảnh quảng cáo đầu trang
Hotline
Zalo
Viber
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram