Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ, dị tật cần phát hiện sớm

Trật khớp háng bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì việc điều trị sẽ đơn giản, tỉ lệ thành công có thể đạt 98 %. Nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ rất phức tạp, kết quả có thể kém, để lại nhiều di chứng..

Vương Đình Anh
Anh VĐ
14:09 21/12/20 trong Tư vấn sức khỏe
14:09 21/12/20 727 lượt xem
Mục lục

Trật khớp háng bẩm sinh là một dị tật rất khó được phát hiện sớm, thậm chí gia đình thấy trẻ có bất thường khi vận động đã đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám vẫn không phát hiện được.

Trật khớp háng bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì việc điều trị sẽ đơn giản, tỉ lệ thành công có thể đạt 98 %. Nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ rất phức tạp, kết quả có thể kém, để lại nhiều di chứng như: tái trật khớp, hoại tử chỏm xương đùi, loạn sản tiến triển ổ cối và chỏm xương đùi gây mất cân xứng chiều dài của chi, teo cơ cứng khớp, hạn chế vận động

Dấu hiệu “tố cáo” trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ, dị tật cần phát hiện sớm

TS.BS  Hoàng Hải Đức – Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Nhi TW

Bệnh viện Nhi TW cho biết, mỗi năm khoa Chỉnh hình nhi tiếp nhận khoảng 50 đến 70 bệnh nhi đến điều trị phẫu thuật vì bị trật khớp háng bẩm sinh. Theo TS Hoàng Hải Đức – Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Nhi TW thì đây chỉ là một con số rất nhỏ.

Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc căn bệnh này là khoảng 1/800 đến 1/1000 (cứ 800 đến 1000 trẻ sinh ra, có 1 trẻ mắc bệnh), tỷ lệ mắc của trẻ gái khoảng 80%, trẻ trai chiếm 20%, trẻ gái so với trẻ trai là 4/1. Điều đó cũng có nghĩa nhiều trẻ chưa được phát hiện, đang phải sống chung với căn bệnh này.

Trên thế giới, trật khớp háng bẩm sinh được phát hiện và nghiên cứu tương đối sớm về sinh bệnh học cũng như các phương pháp điều trị. Cooperman D (2013) đã tổng hợp nhiều nghiên cứu trên thế giới và đưa ra kết luận về cơ chế bệnh sinh của trật khớp háng bẩm sinh là do loạn sản ổ cối. Qua nghiên cứu, giới chuyên môn chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây nên bao gồm: thai ngôi ngược, thiểu ối, gia đình có tiền sử bị trật khớp háng, bất thường hệ cơ xương …

Đối với trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh, khi mới sinh ra sẽ rất khó phát hiện. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu gợi ý, các phụ huynh khi chăm sóc con cần chú ý, đó là:

- Sự chênh lệch chiều dài của chi (chân);

- Nếp lằn mông, đùi với bên bị trật khớp háng dài hơn bên lành;

- Bàn chân trẻ đổ ra ngoài khi trẻ nằm duỗi chân;

- Trẻ hạn chế việc dạng khớp háng nên khó khăn khi thay bỉm, tã, quần;

- Khi trẻ lớn bị lệch vai 1 bên, chân đi tập tễnh;

- Bên chân bị trật khớp háng sẽ yếu hơn …

Đối với các trường hợp bị trật khớp háng 2 bên thì khó xác định hơn do 2 bên có dấu hiệu giống nhau. Ở trẻ lớn bị trật khớp háng 2 bên sẽ có dấu hiệu ưỡn trước cột sống lưng quá mức.

"Tại khoa Chỉnh hình Nhi, chúng tôi nhận thấy để nhận biết sớm thì việc sàng lọc qua siêu âm, qua lâm sàng ở cách bệnh viện sản nhi là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề này hiện chưa thật sự được chú trọng. Vì thế, quá trình chăm sóc sự quan sát, chú ý của bố mẹ có ý nghĩa quyết định việc phát hiện con bị bệnh sớm hay muộn"- TS Đức nhấn mạnh

98% trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Theo TS Hoàng Hải Đức, việc đưa ra chỉ định điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng, lứa tuổi và cơ địa của mỗi trẻ. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, trẻ càng lớn thì việc can thiệp càng khó khăn

Thực tế, từ năm 2016 đến nay khoa Chỉnh hình Nhi đã phẫu thuật điều trị cho gần 300 ca, tỷ lệ chữa khỏi đạt trên 98%. Chỉ có 4/gần 300 ca bị trật khớp lại cần phải mổ lần 2.

Theo đó, trật khớp háng có thể điều trị ngay từ khi trẻ còn ở trong độ tuổi sơ sinh đến 6 tháng bằng các loại đai nẹp nhằm nắn chỉnh và duy trì sự nắn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi tối ưu cho đầu trên xương đùi và ổ cối phát triển.

Trẻ từ 6 đến 18 tháng, điều trị trật khớp háng phải kết hợp nắn chỉnh kín và bó bột cố định. Nếu nắn chỉnh kín thất bại thì cũng cần phải phẫu thuật nắn chỉnh mở.

Đặc biệt trên 18 tháng cần phẫu thuật nắn chỉnh mở, có thể phải cắt xương chậu để tạo hình ổ cối kèm theo cắt sửa trục cổ - chỏm xương đùi.

Ngoài ra, tuy vào từng trường hợp cụ thể chi phí điều trị trật khớp háng bẩm sinh cũng khác nhau. Tại Bệnh viện Nhi TW chi phí điều trị chỉ giao động trong khoảng trên dưới 10 triệu đồng/1 ca. Bởi vậy, nhiều trường hợp đưa con ra nước ngoài chữa bệnh với chi phí lên đến 400 đến 500 triệu đồng là hết sức lãng phí.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ, dị tật cần phát hiện sớm 1

TS.BS Hoàng Hải Đức thăm khám cho bệnh nhân

“Thực tế trình độ, tỷ lệ thành công, phương pháp điều trị trật khớp háng tại Bệnh viện Nhi TW không thua kém gì các nước tiên tiến trên thế giới. Thậm chí là có những ưu điểm vượt trội” – BS Đức cho biết thêm.

Ví dụ một số nơi vẫn áp dụng phương pháp mổ cũ với chiều dài vết mổ lên đến 8-12cm. Lý do là các bác sĩ phải mổ rộng để lấy xương chậu tự thân, để ghép tạo hình ổ cối cho trẻ.

Hiện Bệnh viện Nhi TW sử dụng xương đồng loại để ghép và tạo hình ổ cối. Ưu điểm của kỹ thuật này đường mổ chỉ dài từ 4-6cm, đỡ mất máu hơn, đỡ tổn thương thần kinh, mạch máu, trẻ hồi phục nhanh hơn, vết mổ có tính thẩm mỹ hơn.

Cuối cùng, BS Đức một lần nữa khuyến cáo phụ huynh hãy quan sát để sớm phát hiện bệnh, đưa trẻ đi khám, điều trị sớm nhằm hạn chế tốn kém và đạt hiệu quả điều trị cao.

Sau giai đoạn được phẫu thuật và bất động phụ huynh cần tập vận động cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu sau tháo bột cần chú ý tránh để trẻ vận động quá mức hoặc bị chấn thương, vì đây chính là nguyên nhân khiến trẻ có thể bị trật khớp háng trở lại.

Nguyễn Hoàng

Ảnh quảng cáo đầu trang
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về đậu mùa khỉ

16:22 15/08/24 23 lượt xem
Bộ Y tế đề nghị nhân viên y tế tự nguyện báo cáo sự cố y khoa

16:42 25/04/24 102 lượt xem
BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2023

09:41 09/04/24 121 lượt xem
Công vân chi cục dân số

16:32 02/04/24 132 lượt xem
Tập huấn dị nguyện các hình thái lâm sàng của phản ứng dị ứng

16:23 02/04/24 132 lượt xem
Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì là bệnh viện đa khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại bộ phận khám bệnh và điều trị thuộc Trung tâm Y tế Huyện Thanh Trì theo Quyết định số Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của UBND Thành phố Hà Nội, với nhiệm vụ được giao là khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân khu vực Huyện Thanh Trì và các vùng phụ cận. Ngoài ra, Bệnh viện còn đáp ứng phục vụ nhiều nhiệm vụ đột xuất do Bộ Y tế, Thành phố Hà Nội, Huyện Thanh Trì và Sở Y tế giao cho như công tác phòng chống dịch, đảm bảo công tác y tế cho các hoạt động chính trị, văn hóa – xã hội diễn ra trên địa bàn, đặc biệt là sẵn sàng đáp ứng y tế trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, tai nạn hàng loạt khi có yêu cầu.

17:37 28/12/20 6.408 lượt xem
Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ, dị tật cần phát hiện sớm

Trật khớp háng bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì việc điều trị sẽ đơn giản, tỉ lệ thành công có thể đạt 98 %. Nếu phát hiện muộn, việc điều trị sẽ rất phức tạp, kết quả có thể kém, để lại nhiều di chứng..

14:09 21/12/20 728 lượt xem
Đừng để lá gan của bạn bị kiệt sức vì uống nhiều rượu bia

Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể.

13:59 21/12/20 713 lượt xem
Chuyên gia tư vấn về xét nghiệm di truyền trong thai kỳ, mẹ bầu cần biết

Bất kỳ cha mẹ nào cũng đều mong muốn sinh ra và nuôi nấng những bé yêu khỏe mạnh, thông minh. Hiện nay, xét nghiệm di truyền trong thai kỳ được nhiều người lựa chọn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ để giảm tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số.

14:08 21/12/20 695 lượt xem
Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2023

16:01 29/05/23 661 lượt xem
Hotline
Zalo
Viber
Youtube
Twitter
Facebook
http://facebook.com/
Facebook
http://facebook.com/
Instagram